Ngày mới khởi nghiệp, Ngoan dồn tất cả nguồn lực (thời gian, vốn) vào sản xuất và R&D. Mặc dù Ngoan vẫn cho rằng công ty mình nên có 1 trang web, nhưng Ngoan lại nghĩ “mình quá bận, chắc không đủ thời gian để chăm sóc trang website, nếu thiết kế rồi để đó chắc chẳng có ai vào. Thôi để từ từ, khi nào công ty ổn ổn, có thời gian sẽ làm trang web”.
Yeah! Đến khi cần bán sản phẩm, Ngoan lại thấy rằng facebook xem ra dễ bán hàng hơn, vì ở đó tập trung đông người, vậy là Ngoan lập fanpage, chạy quảng cáo các kiểu…vv.
Không biết bạn khởi nghiệp có nghĩ giống Ngoan không, nếu không, Xin chúc mừng bạn. Vì sau này khi tìm hiểu sâu, Ngoan mới thấy đó là một sai lầm cực lớn góp phần làm cho dự án khởi nghiệp của Ngoan thất bại.
Sao lại thế?
1. Website và Fanpage – bạn chọn cái nào??
Hình dung thế giới online cũng tương tự như thế giới thực mà chúng ta đang sống. Ở đó cũng có cư dân, bạn và tôi, bạn của bạn và bạn của tôi…. Ở đó cũng có trường học, công ty, chợ…vv. Mỗi đơn vị được đại diện bằng một trang website có một địa chỉ IP duy nhất. Nên nhớ các mạng xã hội như facebook, trang tìm kiếm google hay các trang thương mại điện tử, bản chất cũng chỉ là một trang web.
Với người làm kinh doanh (hay sản xuất, hoặc sản xuất kinh doanh cũng vậy), trang website chính là công ty của bạn trên thế giới online. Fanpage hay các shop ở các trang thương mại điện tử chính là các “kiot”. Hay nói theo ngôn ngữ kinh doanh, đó là các “kênh bán hàng” của bạn.
2. Fanpage là “kiot”
Vì sao gọi fanpage là “kiot”?
Thứ nhất: vì fanpage của bạn đặt ở một “cái chợ” sôi động nhất hành tinh. Nơi có nhiều khách hàng tập trung nhất.
Thứ hai: Vì mọi fanpage, dù của công ty lớn hay công ty nhỏ hay của một bạn bán hàng cá nhân, đều có cấu trúc như nhau. Giống i như các kiot ở các chợ hay trung tâm thương mại.
Thứ ba: fanpage rất “chật chội”, ở đó bạn chỉ có thể bày các sản phẩm để rao bán. Bạn không thể “trưng bày sản phẩm” của bạn như ở cửa hàng hay trung tâm giới thiệu sản phẩm của bạn được. Trên fanpge bạn cũng không thể bố trí một “phòng chức năng”, ví dụ tuyển dụng nhân sự trên đó.
Yes, fanpage chính là một kiot để bán hàng. Tất nhiên bạn không chỉ bán hàng, bạn còn có thể tổ chức các hoạt động marketing bên ngoài, ví dụ: giao lưu với khách hàng, tổ chức trò chơi, các chương trình khuyến mãi…vv. Vì ưu điểm của fanpage là ở nơi có đông người.
À, và cũng tất nhiên, bạn phải bỏ tiền để thuê kiot từ facebook, vì thời hạn khuyến mãi sử dụng miễn phí fanpage của facebook…. đã hết!
3. Website là công ty
Trang website chính là công ty của bạn trên thế giới online. Ở đó bạn có thể TRƯNG BÀY MỌI THỨ BẠN MUỐN theo CÁCH BẠN MUỐN. Công ty “online” của bạn to hay nhỏ, có bao nhiêu phòng ban trong đó cũng tuỳ nhu cầu của bạn. Bạn cũng có thể “thiết kế” trang web theo cách mình thích (và nên thiết kế theo cách khách hàng của bạn thích hơn là cách bạn thích).
Cũng như thế giới thực, bạn không thể mang cả công ty của bạn và đặt trong “chợ”. Bạn chỉ có thể mời khách hàng đến nhà của bạn. Và trên thế giới online, quảng đường đến chợ hay đến công ty của bạn cũng như nhau, bằng một cái clich chuột và thời gian chờ khoảng hơn 3s (theo tốc độ mạng hiện nay). Tất nhiên, sẽ có nhiều người đến chợ hơn là đến công ty của bạn, bởi vì đơn giản mọi người không thể nhớ được địa chỉ nhà của bạn trong 1,8 tỷ địa chỉ trên thế giới (theo một thống kê).
4. Fanpage và Website: bạn cần cái nào?
4.1 Fanpage
Mọi người kinh doanh đều cần. Kể cả khi bạn không bán một thứ gì bạn vẫn cần một fanpage để đặt một tấm biển chỉ đường đến công ty bạn. Đó là khi bạn cần quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của bạn trên facebook. Quảng cáo của bạn sẽ đưa khách hàng về trang web của bạn.
Và tại sao bạn nên quảng cáo trên facebook (hay các mạng xã hội khác), đơn giản vì ở đó có đông người sẽ giúp bạn tiếp cận được NHIỀU khách hàng hơn và ĐÚNG khách hàng hơn.
Có một giải pháp thay thế: bạn cũng có thể quảng bá sản phẩm dịch vụ trên trang cá nhân ở quy mô nhỏ, tuy nhiên bạn không thể tiếp cận được NHIỀU NGƯỜI và ĐÚNG NGƯỜI so với khi bạn thuê facebook quảng cáo cho bạn.
4.2 Website
Khi nào thì bạn cần trang web? Khi bạn cần trả lời câu hỏi này của khách hàng: “Anh làm gì? Show hết ra cho tôi coi? Chứng minh cho tôi thấy?”. Đó là lúc bạn cần một trang web.
Nói một cách nôm na, nếu bạn chỉ bán hàng, thu tiền thì bạn không cần trang web cũng được. Tuy nhiên nếu bạn có một doanh nghiệp, bạn muốn xây dựng thương hiệu (cho dù đó là thương hiệu nhà sản xuất, thương hiệu dịch vụ, hay thương hiệu bán lẻ) bạn đều cần một trang web.
Bởi vì trang web mới có thể SHOW hết tất cả những gì bạn có mà một fanpage không làm được. Ngoan nhớ khi bán sản phẩm trên fanpage, khi khách hàng hỏi hướng dẫn sử dụng sản phẩm. Ngoan phải mất một thời gian khá lâu mới lục ra được cái hướng dẫn mà mình đã post trên facebook.
Trên fanpage, bạn không thể nói về uy tín của bạn, năng lực của bạn, văn hoá doanh nghiệp của bạn, triết lý kinh doanh, lợi ích mà bạn mang đến cho khách hàng…vv. Bạn có thể post bài để đó nhưng chẳng ai coi, vì không khách hàng nào có đủ kiên nhẫn lục lọi trên facebook của bạn.
Trên fanpage bạn cũng không thể “nuôi dưỡng” khách hàng tiềm năng. Những người chưa mua hàng của bạn nhưng có khả năng mua, và số này chiếm tỷ lệ cao so với số khách hàng đã mua hàng.
Trên fanpage bạn cũng không thể tác động đến tâm lý khách hàng (bằng màu sắc, bằng font chữ, bằng trưng bày sản phẩm, bằng các chiến thuật về giá..vv).
5. Khách hàng nào quan trọng với doanh nghiệp
Có một lưu ý nhỏ với các bạn. Bạn CÀNG CẦN ÍT KHÁCH HÀNG bạn càng nên có 1 trang web.
Vì sao? Vì khi bạn cần ít khách hàng, nghĩa là mỗi khách hàng mang đến giá trị càng lớn cho doanh nghiệp của bạn (các nhà gia công, các công ty B2B, công ty dịch vụ). Và một khách hàng lớn thường luôn tìm hiểu rất kỹ thông tin về doanh nghiệp của bạn trước khi làm ăn với bạn. Và kênh nào thuận lợi hơn để cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng bằng một trang web. Và rất có thể, một khách hàng nào đó đang ở nước ngoài và họ đang tìm sản phẩm dịch vụ mà bạn cung cấp, và rất có thể họ đang nghiên cứu về bạn trên trang web.
Trang web là văn phòng đại diện online của công ty bạn. Là nơi để khách hàng đến với bạn. Là nơi để bạn tiếp khách hàng và giữ khách hàng ở lại. Hãy xem xét, một khách hàng mua sản phẩm của bạn ở siêu thị (hay một kênh phân phối nào khác) với một khách hàng đến trang web của bạn mua hàng, khách hàng nào quan trọng hơn?
Khách hàng đến trang web của bạn mới là khách hàng của bạn. Khách hàng mua ở siêu thị thì chỉ là khách hàng của siêu thị. Vì khi bạn không bán ở siêu thị nữa, rất nhiều khã năng họ sẽ mua sản phẩm khác tương tự. Tuy nhiên khi khách hàng đã đến “nhà” của bạn, nếu họ hài lòng về sản phẩm dịch vụ của bạn họ rất có nhiều khã năng trở thành khách hàng trọn đời của bạn. Nhất là khi bạn có một chương trình chăm sóc khách hàng tốt.
Tóm lại
Fanpage là nơi quảng bá và bán sản phẩm tốt, và cũng là một kênh thuận tiện để tương tác và chăm sóc khách hàng. (Vì khách hàng tiện đường đi “chợ”, vì đó là nơi đông đúc nhất mà khách hàng tập trung).
Một trang web sẽ giúp bạn truyền đạt giá trị nhiều hơn với khách hàng, xây dựng các mối quan hệ lâu dài hơn. Và xét về mặt hiệu quả đối với doanh nghiệp nhỏ, một trang web sẽ mang đến hiệu càng quả cao khi mỗi khách hàng mang lại cho bạn giá trị càng lớn. Khách hàng ít, sản phẩm, đơn hàng giá trị cao thì việc có một website càng mang đến hiệu quả kinh doanh cao.
Tốt nhất, bạn nên có càng nhiều kênh bán hàng, tiếp cận khách hàng, càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên nếu phải ưu tiên nguồn lực, bạn làm theo nguyên tắc, khách hàng càng giá trị cao bạn càng nên đầu tư vào trang web.
*****
PS: And…. tại sao Ngoan thất bại khi không có website? Là vì Ngoan không có một kênh marketing chính để show cho khách hàng thấy những giá trị của sản phẩm, của thương hiệu mà Ngoan đã đầu tư vào đó bao nhiêu công sức và tiền của để xây dựng.
Nếu bạn đang khởi nghiệp, hay bạn chuẩn bị khởi nghiệp, cần và rất cần một nơi để bạn show các giá trị của bạn cho khách hàng, xây dựng các mối quan hệ với khách hàng và giữ khách hàng.
TN DESIGN chuyên thiết kế website chuyên nghiệp tại Phan Thiết, Bình Thuận, ngoài ra chúng tôi còn hỗ trợ khách hàng tạo Fanpge chuyên nghiệp. Các quý doanh nghiệp đừng chần chừ, hãy để lại thông tin chúng tôi sẽ tư vấn nhiệt tình.
Nguồn: Nguyên Ngoan > Group phát triển doanh nghiệp Việt.